Nấc cụt là một hiện tượng thường xuyên xảy ra ở trẻ sơ sinh. Hiện tượng nấc cụt thường xuyên là thế nhưng các bà mẹ vẫn chưa biết nguyên nhân làm sao bị nấc cụt? Cách chữa và phòng tránh nấc cụt như thế nào? Xin mời bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé.
[wpsm_titlebox title=”Nội dung” style=”1″] [wpsm_toplist] [/wpsm_titlebox]
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt
Nấc cụt ở trẻ nhỏ được hiểu đơn giản là do cơ hoành bị kích thích không liên tục. Đồng thời nắp thanh âm bị đóng lại một cách đột ngột. Hiện tượng này xảy ra thường xuyên ở trẻ nhỏ, đặc biệt hay gặp ở trẻ dưới 1 tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt. Chẳng hạn như:

1. Nhiệt độ không khí thay đổi
Đối với trẻ em hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, khả năng thích ứng với môi trường chưa cao chính vì vậy thay đổi môi trường đột ngột khiến trẻ bị nấc cụt. Khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh, khí lạnh đột ngột đi vào phổi của trẻ em tạo ra tiếng nấc.
2. Nuốt nhiều không khí khi bú
Trẻ em nuốt nhiều không khí khi bú cũng là một loại nguyên nhân gây nên nấc cụt. Khi các bà mẹ cho con bú chưa thực sự đúng cách, làm cho không khí đi vào dạ dày của bé quá nhiều. Khi không khí nhiều xâm nhập vào dạ dày sẽ làm thay đổi môi trường bên trong cơ thể. Đồng thời không khí sẽ kích thích cơ hoành hoạt động đẩy không khí ra ngoài tạo ra tiếng nấc cụt.
3. Trào ngược dạ dày thực quản
Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày cũng là một nguyên nhân dẫn đến nấc cụt. Khi cơ quan tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, chưa có khả năng thích ứng cao, các loại Axit trong dạ dày đi ngược vào trong thực quản gây nên những tiếng nấc.
Cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh bằng mẹo dân gian nhanh nhất
Có nhiều cách chữa nấc cho bé bằng mẹo dân gian một cách nhanh chóng mà các mẹ nên bỏ túi phòng khi cần dùng như:
1. Vỗ nhẹ vào lưng cho bé khi nấc
Cách này đơn giản và dễ làm nhất khi chữa nấc cho bé. Khi bé bị trào ngược dạ dày có thể tạo thành những tiếng nấc liên tục. Khi đấy các bà mẹ cần vỗ vào lưng cho bé với tác dụng lực nhẹ nhàng nhưng phải dứt khoát. Cách này có thể giúp lượng Axit lắng xuống và tránh cho trẻ bị trào ngược dạ dày.

2. Bịt hai lỗ tai cho bé
Cách này áp dụng khi trẻ em thay đổi môi trường đột ngột khiến khí lạnh xâm nhập vào phổi tại ra tiếng nấc. Các bà mẹ có thể bịt hai lỗ tai và cánh mũi của bé lại trong vòng 1 đến 2 giây rồi lại thả ra. Làm liên tục trong 10 hoặc 15 lần, nấc cụt của bé sẽ biến mất.
3. Làm cho bé khóc
Khi bé khóc nhiệt độ bên trong cơ thể của bé nóng lên để trung hòa lượng khí lạnh xâm nhập vào phổi, mặt khác khi bé khóc thực quản sẽ nở ra làm các triệu chứng nấc cụt cũng dần tan biến.

4. Thay đổi tư thế bú
Khi bé bị nấc cụt có thể là tư thế bú không đúng cách, làm một lượng không khí đi vào bên trong cơ thể gây ra hiện tượng nấc. Thay đổi tư thế bú của bé sao cho bé thỏai mái và đầu núm vú che hết được khuôn miệng của trẻ, tránh để không khí xâm nhập. Khi thay đổi tư thế bú trẻ sẽ hết nấc cụt ngay.
5. Kích thích cho trẻ ợ hơi
Khi trẻ bú chắc chắn sẽ có một lượng không khí theo sữa xâm nhập vào cơ thể của trẻ. Khi lượng khí nhiều có thể gây đầy bụng và nấc. Cho nên khi bé bú xong cần ợ hơi để tránh những cơn nấc do nhiều không khí trong dạ dày gây nên. Khi đó việc của các bà mẹ cần làm là chụm các ngón tay lại vỗ nhẹ vào phần lưng cho bé sẽ kích thích quá trình ợ hơi. Khi bé được ợ hơi thì cơn nấc cũng không có lý do gì để xuất hiện.
6. Cho bé sử dụng một ít đường
Khi bé nấc cụt có thể nguyên nhân là là do cơ hoành hoạt động, đẩy không khí ra ngoài cơ thể cho bé nên dẫn đến nấc cụt. Cho bé sử dụng một ít đường làm ổn định tình trạng của cơ hoành, khi cơ hoành không hoạt động, tình trạng nấc cụt sẽ không xảy ra.

7. Chữa nấc cụt cho bé bằng việc sử dụng mật ong
Sử dụng mật ong có thể làm giảm cơn nấc cụt. Tuy nhiên trẻ sơ sinh hay có hiện tượng dị ứng vì chưa phát triển hoàn thiện nên những bà mẹ cần lưu ý khi dùng cách này. Cách dùng mật ong như sau: nhỏ một hai giọt mật ong vào miệng trẻ, khi trẻ nuốt mật ong sẽ đi vào bên trong cơ thể, cũng giống như đường, mật ong có vị ngọt làm ổn định tình trạng của cơ hoành. Khi cơ hoành không hoạt động thì bé sẽ không bị nấc cụt.
8. Chữa nấc cụt bằng cách massage cho bé
Massage cho bé mang lại cảm giác dễ chịu cho bé. Khi bé được thư giãn thì cơ hoành đồng thời cũng giãn ra ngăn chặn được triệu chứng nấc cụt. Cách này là một phương pháp trị nấc cụt cho trẻ hiệu quả và giúp cho bé thư thái hơn sau quá trình bú. Giúp bé tiêu hóa lượng sữa vừa bú vào nhanh hơn và đặc biệt và tránh được ợ hơi cho trẻ.
Tuy nhiên, để massage cho bé đúng cách các ông bố bà mẹ cần lưu ý. Cho bé ngồi hoặc nằm trên bụng mình ở tư thế thẳng lưng, massage nhẹ nhàng theo hình tròn cùng chiều kim đồng hồ trên lưng của bé. Làm theo cách trên bé vừa được thư giãn mà cũng tránh được những cơn nấc cụt không đáng có.

9. Chữa nấc cụt bằng cách cho bé bú
Đây là một cách dễ sử dụng nhất đối với các bà mẹ bỉm sữa. Lượng sữa có sẵn trong người nên cho bé bú lúc nào cũng không thành vấn đề. Khi bé nấc bà mẹ cần cho bé bú và giữ tư thế của bé đúng cách. Khi bú xong, phải giữ tư thế của bé ngồi thẳng lưng thì tình trạng nấc cụt của bé sẽ khỏi.
10. Chữa nấc cụt cho bé bằng cách cho ngậm vú giả
Ngậm vú giả để tránh quá trình xâm nhập khí lạnh vào cơ thể trẻ em. Mặt khác, tránh được lượng không khí tràn vào phổi của trẻ quá nhiều. Ngậm vú giả còn làm cho trẻ bớt quấy khóc, và thích nghi với việc bú thường xuyên hơn. Chính vì thế, khi ngậm vú giả bé sẽ thích nghi với việc bú, sẽ không còn bỡ ngỡ khi bú mẹ và làm cho trẻ biết bú thế nào là đúng cách. Mặt khác lượng không khí bên khoài thay đổi thất thường cũng không ảnh hưởng đến phổi của bé nhiều vì đã có vú giả ngăn chặn một phần. Vì vậy, khi ngậm vú giả bé sẽ bớt bị nấc hơn.

Cách phòng ngừa bé sơ sinh bị nấc cụt
Ngoài cách chữa nấc, các ông bố bà mẹ nên học cách phòng ngừa nấc cho trẻ tốt hơn, sẽ tránh được những cơn nấc không đáng có làm cơ thể bé mệt mỏi khi cơ hoành hoạt động liên tục.
Ngoài ra tránh được tình trạng đau bụng do cơ hoành hoạt động tạo ra cho bé. Tuy nhiên, đây chỉ là những biện pháp tạm thời chứ không chữa hết hoàn toàn nấc cụt cho bé. Đôi khi tình trạng nấc cụt vẫn diễn ra nhưng ít hơn so với không phòng tránh rất nhiều.
Cho bé ăn đều đặn, đúng bữa không để bé trong tình trạng quá đói mới cho ăn hoặc bé vừa ăn xong vẫn đang còn no nhưng lại cho ăn tiếp. Khi bé quá đói sẽ dẫn đến tình trạng khóc để đòi ăn, khi khóc bé nuốt một lượng không khí vào trong cơ thể, đến khi cho bé ăn thì sẽ gây ra hiện tượng nấc.
Kích thích cho bé ợ hơi trước khi bú, đặc biệt là bú bình. Khi kích thích cho bé ợ hơi thì khi bú lượng không khí đi vào trong cơ thể cũng có nhưng không đáng kể, vì vậy sẽ tránh được tình trạng ợ hơi cho bé.
Chia số lần bú thành nhiều lần, mỗi lần bú đừng quá no. Một lượng sữa vừa phải sẽ giúp bé tránh được những con nấc cụt.
Sau khi bú tránh cho bé phải vận động nhiều, tránh những trò chơi khiến bé cười nhiều làm cho lượng không khí nhiều đi vào trong cơ thể khi bé cười.
Giữ bé ngồi tư thế thẳng lưng sau khi bú khoảng 10 đến 15 phú mới cho bé nằm.
Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có nên cho bú không?
Câu trả lời là nên cho bé bú nhưng phải cho bé bú đúng cách để tránh tình trạng nấc cụt. Nếu không bé sẽ bị sặc sữa và tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn

Khi bé bị nấc cụt do thay đổi thời tiết, cho bé bú cũng là một phương pháp truyền hơi ấm vào người của bé, tránh để phổi của bé lạnh dẫn đến nấc cụt.
Đối với bé bị nấc cụt khi đang bú thì nên dừng lại đừng cho bé bú tiếp vì lượng không khí đi vào trong cơ thể của bé quá nhiều rồi. Cho bé bú sẽ gây ra tình trạng nấc liên hồi dẫn đến nôn mửa. Nên trong trường hợp bé nấc khi đang bú thì mẹ nên dừng lại, chờ hết cơn nấc lại cho bú tiếp.
Trong tình trạng bé bị trào ngược dạ dày do lượng Axit trong dạ dày của bé nhiều, thì sữa mẹ vào sẽ trung hòa được lượng Axit dư thừa, làm giảm nồng độ axit và ngăn chặn cơn nấc.
Đối với trẻ sơ sinh, khi bé nấc cũng nên cho bé bú nhưng phải tùy vào từng trường hợp. Các mẹ tham khảo từng trường hợp trên để biết cách xử lý đúng hơn nhé.
Trẻ sơ sinh hay bị nấc thì phải làm sao?
Câu hỏi này chắc hẳn nhiều bà mẹ cũng đang thắc mắc. Không biết con mình hay nấc có bị sao không? Có nên đi khám hay không?
Nếu trẻ sơ sinh hay bị nấc có thể là do 3 nguyên nhân trên đã nêu. Khi đấy các phụ huynh nên sử dụng các mẹo dân gian để chữa cho con trước.
Trong trường hợp chữa bằng các mẹo dân gian không khỏi, con nấc liên tục và cơn nấc diễn ra thường xuyên thì nên đưa con đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ về cách phòng cũng như chữa nấc cho con.
Trẻ sơ sinh cánh hoa trước gió, một tiếng nấc cũng đủ cha mẹ lo lắng, sợ hãi. Chính vì vậy, khi trẻ bị nấc cha mẹ đừng ngần ngại mà tìm hiểu xem nguyên nhân cũng như cách chữa cho bé. Một phần để tránh những cảm giác mệt mỏi do nấc gây ra, phần khác là để cha mẹ yên tâm rằng con cái mình đang phát triển rất khỏe mạnh.