Chắc hẳn đã cây lá lốt là loại cây đã quá quen thuộc với mâm cơm của người Việt mang đến hương vị quyến rũ thơm ngon đậm đà. Nhưng bạn có biết, cây lá lốt còn được xem là loại dược liệu rất hữu ích để chữa bệnh? Theo y học cổ truyền, lá lốt có thể chữa các bệnh vặt cũng như các bệnh về thần kinh tọa, giảm đau, kháng viêm…
Vậy còn chờ gì mà không nhanh tay ghi những công dụng đáng để mơ ước này của cây lá lốt vào sổ tay thông thái của bạn ngay đi.

[wpsm_titlebox title=”Nội dung” style=”1″] [wpsm_toplist] [/wpsm_titlebox]
Giới thiệu về cây lá lốt.
Cây lá lốt được biết đến là loài cây thuộc họ hồ tiêu, với tên khoa học trên thế giới là Piper lolot C.DC, loại cây này được các chuyên gia xếp vào hàng các giống cây thân thảo. Lá lốt được đánh giá là loại dược liệu vừa có thể dùng trong Đông y, lại vừa là nguyên liệu làm thực phẩm, gia vị trong nấu ăn của con người.
Đây cũng là loại cây rất đặc biệt bởi toàn bộ cây đều có thể sử dụng để làm dược liệu trong y học cũng như trong nấu ăn. Tiêu biểu nhất phải nói tới lá cây- đây là nơi chứa nhiều thành phần dưỡng chất và có nhiều công dụng nhất.
Về đặc điểm sinh học, cây lá lốt rất dễ bắt gặp với chiều cao trung bình khoảng từ 30-50cm, mọc lan quanh đất và rất dễ sinh sôi khi gặp điều kiện thuận lợi. Thân cây rất yếu và có từng đốt nhỏ mọc đều từ gốc đến ngọn.
Lá cây có hình tim, bản rộng, và có từ 5-7 gân trên một lá. Màu lá là xanh lục, chiều dài khoảng 5-10cm, chúng có tính nóng ẩm, có công dụng giải cảm, chữa các bệnh về đường tiêu hóa vô cùng tốt.
Hoa lá lốt hay mọc ở nách lá, nhưng không để ý kỹ là sẽ không thấy được. Cây lá lốt mọc quanh năm, phát triển mạnh mẽ nhất vào khoảng mùa thu đông.
Loại cây này thường sẽ xuất hiện và sống ở những khu vực râm mát, có ít ánh nắng mặt trời chiếu xuống. Cây dễ nhìn thấy ở khu vực quanh bờ ruộng và ở các tỉnh phía Bắc là chủ yếu.
Cây lá lốt được biết tới là loại cây có công dụng đa dạng, vừa có thể ăn lại vừa có thể làm dược liệu. Các thành phần trong cây có thể điều trị nhiều loại bệnh, vì thế cây lá lốt quả thực là một loại cây hữu ích với con người.

Công dụng, tác dụng của cây lá lốt.
Lá lốt thuộc loại cây có tính nồng, vị hơi cay, ấm và chống cảm lạnh rất tốt cho cơ thể người.
Công dụng chính của cây lá lốt là làm dược liệu chữa các bệnh về phong hàn, thương hàn, thần kinh tọa, đầy hơi, nôn mửa, tê khớp chân tay ở người lớn tuổi, thay đổi thời tiết, chữa rối loạn tiêu hóa, nhức mỏi xương khớp.
Bên cạnh đó lá lốt càng có tác dụng vượt trội hơn khi điều trị bệnh nếu kết hợp thêm với các loại dược liệu tốt khác như: rễ bưởi bung, rễ cỏ xước, lá xương rồng…
Cây lá lốt có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau như dùng tươi sống hoặc phơi khô rồi mới dùng. Mặc dù vậy, một người không nên ăn quá 100g lá lốt tươi mỗi ngày vì có thể gây ra sự kích ứng và tác dụng phụ có hại cho cơ thể.
Dùng lá lốt để ngâm chân tay, hoặc sử dụng sắc lấy nước uống đều rất tốt, có thể chữa đau vùng bụng do lạnh, đau vùng ngực, đau đầu, mụn nhọt, đau răng, chân tay ra nhiều mồ hôi…
Ngoài ra lá lốt còn được sử dụng tăng sức đề kháng và cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể luôn khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả.
Đặc biệt các thành phần trong cây lá lốt có tác dụng rất tốt để chữa trị các bệnh viêm, kháng khuẩn, nâng cao hệ miễn dịch.
Cây lá lốt có tác dụng chữa bệnh gì?
Để hiểu rõ hơn về công dụng chữa bệnh của lá lốt, hãy mau chóng theo dõi những chia sẻ sau để có thêm nhiều hiểu biết hữu ích nào.
1. Cây lá lốt chữa thần kinh tọa.
Theo Đông y, lá lốt có mùi thơm nhẹ, vị cay và tính nóng ẩm, rất phù hợp để chữa trị thần kinh tọa ở người. Còn theo y học hiện đại, trong lá lốt có chứa chất Alkaloid, đây là một loại amin tự nhiên có công dụng gây tê, giảm đau rất tốt. Bên cạnh đó, các tinh chất có trong lá lốt có khả năng kháng viêm, chống khuẩn cao.
2. Bài thuốc đắp lá lốt chữa đau thần kinh tọa.
- Chuẩn bị: Lá lốt tươi, muối hạt, máy xay và vải bông sạch.
- Cách thực hiện: Rửa sạch lá lốt, cho vào máy xay nhưng chú ý là nên xay nát chứ không nên xay nhuyễn. Tiếp đó bỏ lá lốt vừa xay vào chảo rang, bỏ thêm muối hạt vào và rang đến khi đổi màu. Sau đó bỏ lá lốt vào miếng vải sạch đã chuẩn bị và chườm nhẹ nhàng lên vị trí bị đau. Dùng 2 lần sáng tối sẽ giúp giảm nhanh cơn đau và nhanh chóng điều trị tốt bệnh.
3. Lá lốt ngâm rượu trị đau thần kinh tọa.
- Chuẩn bị: 200gr rễ lá lốt, 1,5l rượu gạo và bình thủy tinh mới sạch sẽ.
- Cách thực hiện: Rễ lá lốt mang rửa sạch, cắt khúc nhỏ và cho lên chảo rang đến khi đổi màu và có mùi thơm là đổ ra rổ cho đến khi nguội. Tiếp đó cho rễ vào bình và đổ rượu ngập hết rễ. Ngâm khoảng 1 tháng tại nơi thoáng mát là có thể sử dụng được. Lấy rượu đổ lên vị trí đau và xoa bóp nhẹ, thực hiện đều đặn sẽ giúp bệnh mau được khắc phục.
4. Công dụng của lá lốt trong chữa đau khớp.

Lá lốt có tác dụng rất lớn trong điều trị đau nhức xương khớp, nhất là những khi trái gió trở trời.
- Chuẩn bị: 15-30g lá lốt tươi nguyên chất, nước sạch, nồi để nấu.
- Cách thực hiện: Cho lá lốt cho vào nồi sắc cùng 2 bát nước, đun cho đến khi còn khoảng nửa bát. Sau đó uống liên tục sau bữa ăn tối trong khoảng 10 ngày là bạn sẽ thấy công dụng rõ rệt.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp dùng thêm với rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước. Mỗi loại chuẩn bị khoảng 30g, sau đó mang tất cả đi thái mỏng và cho lên sao vàng. Tiếp đó cho vào ấm sắc với 600ml nước, đến khi cạn còn khoảng còn 200ml thì chia thành 3 lần uống đều đặn trong ngày.
5. Bài thuốc trị gai cột sống từ lá lốt không thể bỏ qua
Bài thuốc trị gai cột sống với lá lốt được sử dụng để giảm tình trạng viêm đau buốt ở cột sống. Đặc biệt có sự tham gia của hai loại dược liệu là đinh lăng và xấu hổ càng giúp đẩy lùi nhanh chóng sự khó chịu và nhức mỏi khi bị gai cột sống.
- Chuẩn bị: 50g lá lốt, đinh lăng, xấu hổ, cùng các dụng cụ cần thiết.
- Cách thực hiện: Mang tất cả nguyên liệu rửa sạch sẽ và để chỗ râm mát cho đến khi ráo nước. Tiếp đó cho tất cả dược liệu chuẩn bị vào ấm đun cùng 1,5l nước, và đun đến khi sôi, duy trì trong 20 – 30 phút cho đến khi các dưỡng chất tiết ra ngoài. Chắt lấy nước và sử dụng uống hàng ngày, hãy kiên trì vì như vậy bạn mới thấy tác dụng rõ của bài thuốc này.
6. Cách chữa đau răng bằng lá lốt.
Đây là mẹo hay được rất nhiều người sử dụng bởi độ an toàn và hiệu quả rất tốt. Vậy còn chờ gì mà không sử dụng phương pháp này khi bạn bị đau nhức răng?
- Cách 1: Chuẩn bị khoảng 20g lá lốt tươi, 3g muối hạt to. Sau đó mang tất cả nguyên liệu cho vào xay nhuyễn ra. Bạn hãy sử dụng đều đặn 3 lần/ngày để nhanh chóng giảm đau răng hiệu quả.
- Cách 2: Dùng 20g rễ lá lốt và đem rửa thật sạch. Sau đó sử dụng máy xay xay nhuyễn với mấy hạt muối, chắt lấy nước ép. Tiếp đó dùng bông sạch thấm nước lá lốt và chấm vào chỗ răng bị đau. Giữ trong miệng khoảng 2-3 phút sau đó súc miệng lại với nước ấm.
7. Cách chữa trị mồ hôi tay chân bằng lá lốt.
Đổ mồ hôi tay chân luôn khiến bạn mất tự tin, không thoải mái, khó tiếp xúc với mọi người xung quanh. Đừng quá lo lắng, với một nắm lá lốt bạn đã có thể cải thiện điều này ngay tại nhà dễ dàng và nhanh chóng.
Cách thực hiện: Chuẩn bị lá lốt đủ thân rễ và lá sau đó rửa thật sạch. Tiếp đó cắt thành khúc nhỏ khoảng 5cm và cho vào nồi đun, cho thêm một chút muối và đun sôi trong khoảng 15 phút. Nhấc nồi xuống, dùng một tấm vải sạch phủ lên và cho tay chân lên xông hơi khoảng 30 phút.
Khi nước nguội bớt đem ngâm chân tay để cải thiện tình trạng tiết mồ hôi. Thực hiện cách này đều đặn bạn sẽ thấy mồ hôi giảm đáng kể và không tiết ra nhiều nữa.

8. Cách chữa đau lưng bằng lá lốt hiệu quả.
Cảm giác đau đớn âm ỉ nơi thắt lưng khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và lo lắng. Tuy nhiên bạn có biết lá lốt có thể điều trị chứng bệnh này rất dễ dàng bởi đay là loại cây nóng ẩm, tính the nên giảm đau mỏi lưng vô cùng hiệu quả.
Cách thực hiện: Chuẩn bị lá lốt tươi mang rửa thật sạch và để ráo nước, tiếp đó chuẩn bị chảo nóng, cho lá lốt và muối rang chung. Đến khi ngả màu bắc xuống và cho lá lốt vào một tấm vải sạch và dùng chườm nhẹ nhàng lên vùng lưng bị đau.
Bạn có thể dùng lại hỗn hợp này nhiều lần, đặc biệt hãy kiên trì dùng 3 lần/ ngày để nhanh chóng giảm đau lưng hiệu quả.
Tác hại của lá lốt đối với cơ thể.
Mặc dù lá lốt là loại cây có nhiều lợi ích và chữa được nhiều bệnh cho con người. Tuy nhiên nếu không được sử dụng đúng cách và đúng liều lượng có thể gây hại đến sức khỏe người dùng.
- Những người đang bị nóng gan, nhiệt miệng nặng không nên sử dụng lá lốt bởi chúng có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
- Không nên ăn quá nhiều lá lốt, cụ thể là quá 100g/ ngày bởi có thể khiến hệ thống tiêu hóa của bạn gặp trục trặc, gây đầy bụng, khó tiêu…
- Nên sử dụng lá lốt với những người hợp cơ địa nếu không có thể gây ra dị ứng cho cơ thể.
- Sử dụng nhiều lá lốt có thể dẫn tới tình trạng nóng trong người, làm ảnh hưởng tới tác dụng của một số thuốc bạn đang dùng.
- Lá lốt có tính nóng ẩm, vì vậy những phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú không nên ăn quá nhiều vì sẽ gây ra mất sữa, tắc sữa hoặc sữa bị loãng.
Tác hại của lá lốt đối với cơ thể
Mong rằng với những chia sẻ đầy hữu ích trên đây bạn đã có cho mình thêm nhiều những thông tin cần thiết về cây lá lốt. Đây không chỉ là một loại nguyên liệu hay sử dụng trong mâm cơm hàng ngày mà nó còn là một loại dược liệu có nhiều tác dụng tốt, chữa được nhiều bệnh cho chúng ta. Tuy nhiên bạn hãy có một liệu pháp dùng an toàn và đúng nhất, không nên quá lạm dụng để có thể chắt lọc những nguồn hoạt chất tốt nhất cho sức khỏe bản thân nhé.